Sự tích về ông Hoàng Bảy – đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà

Ông Hoàng Bảy hay Quan Hoàng Bảy thuộc Tứ Phủ Quan Hoàng trong Tứ Phủ công đồng (tín ngưỡng Đạo Mẫu). Đây là vị thần thường hay chấm lính bắt đồng và ngự về đồng nhất. Khi ngự về đồng, ông Hoàng Bảy sẽ mặc áo màu tím chàm hay xanh lam, trên đầu sẽ đội một chiếc khăn xếp thắt lét màu lam và cài một chiếc kim lệch màu ngọc. Trong bài viết này, hãy cùng PHONG THUỶ ĐÀO GIA tìm hiểu về Ông Hoàng Bảy nhé; bạn cũng có thể xem lại nội dung này trên kênh tiktok, nghe qua Podcast hoặc kênh youtube của chúng tôi.

Ông Hoàng Bảy hay Quan Hoàng Bảy thuộc Tứ Phủ Quan Hoàng trong Tứ Phủ công đồng (tín ngưỡng Đạo Mẫu). Đây là vị thần thường hay chấm lính bắt đồng và ngự về đồng nhất.

Sự tích về ông Hoàng Bảy

Đến nay ông Hoàng Bảy là ai vẫn chưa được kiểm chứng một cách chính xác vì lịch sử về ông có rất nhiều câu chuyện dị bản khác nhau. Theo như những tài liệu đáng tin cậy về lịch sử thì ông chính là con của Đức Vua Bát Hải Động Đình. Đến cuối thời Lê, theo lệnh của Vua Cha mà giáng xuống trần để làm con trai đời thứ Bảy thuộc dòng họ Nguyễn.

Bên cạnh đó ông là vị thần thường hay chấm lính bắt đồng và ngự về đồng nhất. Khi ngự về đồng, ông Hoàng Bảy sẽ mặc áo màu tím chàm hay xanh lam, trên đầu sẽ đội một chiếc khăn xếp thắt lét màu lam và cài một chiếc kim lệch màu ngọc.

Khi ngự đồng, ông sẽ về tấu hương, khai hoang, cưỡi một con ngựa đi chấm đồng và trên tay sẽ cầm đôi hèo. Khi chấm được một người phù hợp, ông sẽ thả cây hèo vào cho người đó. Thực hiện cùng với ông là Ngài ngự đồng, là một trong bốn vị Khâm sai, ngài sẽ ngự tọa phán truyền cũng như phát tài, ban lộc cho những người dâng lễ.

Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai.

Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại.

Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.

Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.

Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)… để cầu tài cầu lộc.

Căn ông Hoàng Bảy là gì?

Căn ông Hoàng Bảy sau khi hiển linh không những nổi tiếng về việc giỏi kiếm cung mà còn nổi về việc phong lưu. Trong suốt thời gian an nhàn, ngài thường ngả bàn đèn và chơi xóc đĩa, tổ tôm nên mọi người thường nghĩ ông nghiện cờ bạc, nghiện thuốc và truyền tải những thông tin sai lệch để hạ thấp hình ảnh tốt đẹp của ông.

Lý do của những việc làm này là do ông muốn thu phục thổ hào, tù trưởng nên chủ động hòa vào cuộc sống của họ với các thú vui uống rượu, hút thuốc, đánh bạc,… Đây là cách thức tiếp cận bằng nhân tâm chứ không dùng quân sự. Về sau ông những lúc an nhàn, ông giá ngự về chơi tổ tôm, đánh đàn như một thú vui trong cuộc sống và vẫn luôn là một vị tướng có tài, răn dạy nhân dân tu tâm, gìn giữ phúc đức về sau.

Cũng vì vậy mà nhiều người quan niệm rằng, những ai có căn của Ông Hoàng Bảy sẽ mang nhiều đặc điểm hào hoa, phong nhã. Nhưng những người này cũng sớm giác ngộ về tâm linh, khéo cầm kỳ văn xướng, lấy đức độ người, coi tiền danh phù du, khéo động lòng trắc ẩn, xả thân trượng nghĩa,…

Đền thờ ông Hoàng Bảy ở đâu?

Vào năm 1977, Đền Bảo Hà được chứng nhận là một trong những di tích lịch sử quốc gia của Việt Nam. Ngôi đền nằm dưới chân của Đồi Cấm xã Bảo Hà, của huyện Bảo Yên, thuộc tỉnh Lào Cai. Đền nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km và nằm cách nhà ga xe lửa Bảo Hà khoảng 900m. Ở thời điểm hiện tại, ngôi đền đã được người dân tu sửa đẹp mắt, khang trang để giúp du khách hành hương di chuyển được thuận lợi hơn.

Đền thờ có phong cảnh khá thơ mộng, bình yên giữa núi rừng với xung quanh toàn là màu xanh vô cùng thoáng đãng. Ngôi đền tọa lạc đối diện dòng sông Hồng và nằm tựa lưng vào với núi với đầy phong thái đỉnh đạc, ung dung của ông Hoàng Bảy. Cũng từ đó mà nơi đây trở thành minh chứng hoàn hảo cho sự kết hợp hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên, núi đồi thơ mộng và kiến trúc văn hóa truyền thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *