40 nguyên tắc trong bữa cơm của người Việt Nam

Bạn biết không, chúng ta có đến 40 nguyên tắc trong bữa cơm của người Việt Nam. Bạn đã biết đến những phong tục truyền thống của người Việt Nam trong bữa cơm chưa? hãy cùng PHONG THUỶ ĐÀO GIA tìm hiểu về điều này nhé; bạn cũng có thể xem lại nội dung này trên kênh tiktok, nghe qua Podcast hoặc kênh youtube của chúng tôi.

Phong tục tập quán của người Việt thể hiện qua nhiều mặt, trong đó có phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn, quy tắc ăn cơm mà giới trẻ ngày nay chưa chắc đã biết hết. “Học ăn học nói, học gói học mở” là điều ông cha luôn răn dạy, cho thấy “ăn” cũng là một điều cần phải học, và phải học đầu tiên khi muốn trở thành người lịch sự, hiểu biết. Chính bởi vậy mà trên mâm cơm người Việt có rất nhiều quy tắc phải tuân theo. Tuy là luật bất thành văn, nhưng là điều mọi đứa trẻ đều được bố mẹ, ông bà dạy từ khi tấm bé.Luật lệ trên bàn ăn: 40 quy tắc ăn cơm của người Việt, bạn thực hiện đủ chưa? - BlogAnChoi. Phong tục tập quán của người Việt thể hiện qua nhiều mặt, trong đó có phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn, quy tắc ăn cơm mà giới trẻ ngày nay chưa c. “Học ăn học nói, học gói học mở” là điều ông cha luôn răn dạy, cho thấy “ăn” cũng là một điều cần phải học, và phải học đầu tiên khi muốn trở thành người lịch sự, hiểu biết. Chính bởi vậy mà trên mâm cơm người Việt có rất nhiều quy tắc phải tuân theo. Tuy là luật bất thành văn, nhưng là điều mọi đứa trẻ đều được bố mẹ, ông bà dạy từ khi tấm bé. https://bloganchoi.com/quy-tac-an-com-cua-nguoi-viet/This article is referenced content from https://bloganchoi.com - Luật lệ trên bàn ăn: 40 quy tắc ăn cơm của người Việt, bạn thực hiện đủ chưa? - BlogAnChoi. Phong tục tập quán của người Việt thể hiện qua nhiều mặt, trong đó có phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn, quy tắc ăn cơm mà giới trẻ ngày nay chưa c. “Học ăn học nói, học gói học mở” là điều ông cha luôn răn dạy, cho thấy “ăn” cũng là một điều cần phải học, và phải học đầu tiên khi muốn trở thành người lịch sự, hiểu biết. Chính bởi vậy mà trên mâm cơm người Việt có rất nhiều quy tắc phải tuân theo. Tuy là luật bất thành văn, nhưng là điều mọi đứa trẻ đều được bố mẹ, ông bà dạy từ khi tấm bé. https://bloganchoi.com/quy-tac-an-com-cua-nguoi-viet/

Ngày nay, với sự phát triển và thay đổi của xã hội, có nhiều phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn cũng thay đổi. Nhưng cái cốt lõi của việc lịch sự trong ăn uống vẫn còn đó,Luật lệ trên bàn ăn: 40 quy tắc ăn cơm của người Việt, bạn thực hiện đủ chưa? - BlogAnChoi. Phong tục tập quán của người Việt thể hiện qua nhiều mặt, trong đó có phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn, quy tắc ăn cơm mà giới trẻ ngày nay chưa c. Ngày nay, với sự phát triển và thay đổi của xã hội, có nhiều phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn cũng thay đổi. Nhưng cái cốt lõi của việc lịch sự trong ăn uống vẫn còn đó,. https://bloganchoi.com/quy-tac-an-com-cua-nguoi-viet/This article is referenced content from https://bloganchoi.com - Luật lệ trên bàn ăn: 40 quy tắc ăn cơm của người Việt, bạn thực hiện đủ chưa? - BlogAnChoi. Phong tục tập quán của người Việt thể hiện qua nhiều mặt, trong đó có phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn, quy tắc ăn cơm mà giới trẻ ngày nay chưa c. Ngày nay, với sự phát triển và thay đổi của xã hội, có nhiều phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn cũng thay đổi. Nhưng cái cốt lõi của việc lịch sự trong ăn uống vẫn còn đó,. https://bloganchoi.com/quy-tac-an-com-cua-nguoi-viet/ dưới đây PHONG THUỶ ĐÀO GIA xin gửi tới các bạn 40 nguyên tắc trong bữa cơm của người Việt Nam:

  1. Trước khi ăn cơm phải mời, có những gia đình đơn giản chỉ cần “mời mọi người ăn cơm” là được, nhưng có gia đình thì người nhỏ tuổi phải mời tất cả mọi người từ ông bà, bố mẹ, anh chị…Cái này là nhập gia tùy tục, đến làm khách phải chú ý để mời cho đúng.
  2. Không gắp thức ăn từ đĩa rồi đưa thẳng vào miệng, đó là tham ăn và bất lịch sự. Gắp đồ ăn xong phải đặt vào bát của mình rồi mới đưa lên miệng.
  3. Người Việt có tập quán ăn chung mâm nhưng không nên dùng thìa, đũa riêng để khuấy, chọc vào bát, đĩa thức ăn chung, vừa mất lịch sự vừa mất vệ sinh.
  4. Không nên xới bát xới đĩa tìm miếng ngon, đưa đũa ra là gắp 1 lần, không nhấc lên hạ xuống.
  5. Khi ăn cơm không được cắm đũa vào bát cơm. Hành động này là kiêng kị vì cắm đũa thẳng vào bát cơm là cơm cúng dành cho người chết, hoặc giống hành động cắm bát hương.
  6.  Không vừa ăn vừa nói, nên nhai xong hãy nói chuyện để tránh bắn cơm, văng đồ ăn vào người đối diện.
  7. Phải trở ngược đầu đũa nếu muốn gắp đồ cho người khác. Ngày nay đũa thiết kế 2 đầu khác biệt thì nên dùng đôi đũa sạch khác để gắp thức ăn cho mọi người.
  8. Không nên cắn, mút đầu đũa hay liếm đũa, liếm thìa là mất vệ sinh
  9. Không vừa cầm đũa vừa cầm bát bằng 1 tay vì rất vướng, có thể va quệt vào người xung quanh. Khi muốn rảnh tay làm việc khác như múc canh, xới cơm, đũa nên đặt xuống bàn, gác lên mâm hoặc cạnh đĩa.
  10. Không được nối đũa khi gắp đồ cho người khác hoặc được người khác gắp đồ ăn cho. Đây là kiêng kị cho điềm gở bởi khi hỏa táng người chết hoặc bốc mộ, xương người chết sẽ được truyền nối nhau bằng đũa.
  11. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. Việc và cơm nhiều và nhanh, phát ra âm thanh bị coi là thô lỗ, bất lịch sự, đặc biệt là với nữ giới.
  12. Ngồi trên ghế nên có tư thế thoải mái nhưng thẳng lưng, không được cho chân lên ghế. Ngồi trên chiếu thì không nên co chân chống cằm, không nhấp nhổm nhấc mông để gắp đồ ăn.
  13. Khi ăn phải 1 tay bưng bát cơm, 1 tay cầm đũa, không được để bát cơm trên bàn rồi dùng đũa xúc cơm ăn.
  14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn bởi hành động này bày tỏ thái độ không vui vẻ hào hứng, khiến bữa ăn mất vui.
  15. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên bàn cũng không được rung đùi, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Người Việt xưa quan niệm rung đùi là tướng bần nam, dâm dục nữ, nên tránh.
  16. Muốn đồ ăn, nước canh nhanh nguội, hãy múc một phần vào bát của mình để thổi, không thổi cả bát lớn dễ khiến văng nước bọt gây mất vệ sinh, lây dịch bệnh.
  17. Khi ăn các món có nước như canh, chè…nên múc vào bát nhỏ, có thể húp, không bưng cả bát lớn để húp.
  18. Khi chấm thức ăn vào bát nước chấm, không nên nhúng cả đầu đũa, miếng đã cắn dở không nên chấm hoặc phải đảo đầu chưa cắn để chấm.
  19. Khi nhai tối kỵ nhai chóp chép, không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp
  20. Không uống nước, húp canh khi miệng còn cơm, dễ gây sặc và không lịch sự.
  21. Không gõ đũa, bát thìa khi ăn cơm bởi hành động này giống như khi gọi chó mèo, vật nuôi ăn cơm, là thái độ bất lịch sự với người khác.
  22. Muỗng múc canh nếu để trong bát canh nên để ngửa để muỗng chìm xuống bát không gây vướng, bất tiện. Còn nếu để ngoài thì muỗng canh phải úp xuống, gác cạnh miệng bát hoặc trên mâm.
  23. Khi vào bữa ăn không nên ăn trước người lớn tuổi, làm khách thì không nên ăn trước chủ nhà.
  24. Có đồ ăn là một niềm may mắn nên dù là trong gia đình hay làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị. Điều này vừa là phép lịch sự, tôn trọng người khác vừa là giáo dục nhân cách cho con trẻ. Đừng nghĩ trẻ nhỏ thật thà nghĩ sao nói vậy. Cần giáo dục để tránh việc này trở thành thói quen phê phán, chê bai người khác.
  25. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, không gắp liên tục 1 món quá 3 lần dù là món ưa thích, ăn phải biết để phần những người xung quanh.
  26. Nhai hết thức ăn trong miệng mới tiếp tục đưa đũa gắp tiếp. Đang ăn mà gắp đồ ăn sẽ thể hiện mình ham ăn tục uống.
  27. “Hạt cơm là hạt ngọc” mất bao công sức mới làm ra, nên ăn hết thức ăn, đồ ăn trong bát không được bỏ phí. Nhất là đi ăn buffet phải nhớ “lấy ít hơn mức muốn ăn” để ăn hết đồ ăn và có thể lấy thêm nếu muốn.
  28. Khi dọn mâm cơm nhớ lấy thêm 1-2 bát nhỏ để ở 2 đầu mâm, bàn ăn đựng xương, sạn cơm hay rác trong bữa ăn.
  29. Nếu muốn gắp đồ ăn mà đĩa ở xa, nên nhờ người khác gắp hộ hoặc đưa đĩa qua, không nên nhoài người, vươn người trên bàn ăn, gây bất tiện, khiến quần áo dễ dính đồ ăn.
  30. Không bày các vật dụng, đồ cá nhân lên bàn ăn như kẹp tóc, điện thoại, chìa khoá… vừa bừa bộn, vướng tay vừa dễ dính thức ăn, nước mắm vào đồ dùng
  31. Trước khi ăn phải để phần riêng cho người về sau, không được phần kiểu ăn dở còn thừa.
  32. Ăn từ tốn, nhẹ nhàng, khép miệng khi nhai, khi ăn không để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi trên bàn.
  33. Muốn nhằn xương, sạn cơm trong miệng nên che tay để nhằn nhẹ nhàng, đừng nhè cả miếng cơm trong miệng ra ngoài.
  34. Khi hắt xì hoặc xì mũi cần tránh ra chỗ khác để đỡ gây cảm giác mất vệ sinh
  35. Nếu nhà có khách nên chú ý khi nấu ăn, chất cay hay mặn nên để riêng để pha chế khi ăn, tránh tình huống khách không ăn được cay, mặn.
  36. Nếu là người thuận tay trái nên nói trước để sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện, tránh va chạm với người xung quanh.
  37. Khi gắp đồ ăn nhớ chú ý tay và tay áo. Người Việt xưa mặc áo tay rộng dễ va quệt vào đồ ăn, ngày nay đỡ hơn nhưng vẫn cần lưu ý.
  38. Nếu thấy thức ăn lớn nên thông báo hoặc xin phép trước khi cắt nhỏ cho mọi người cùng ăn.
  39. Khi đang ăn mà có việc riêng hoặc ăn xong mà muốn rời mâm trước cần phải xin phép, không nên tự ý đứng dậy bỏ đi.
  40. Hãy nói lời cảm ơn, lời khen sau bữa ăn. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon người khác đã dụng tâm, mất công nấu cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *